CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH LÀO CAI VÀ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC, TRỰC THUỘC
A. GIỚI THIỆU VỀ CỤC HẢI QUAN TỈNH LÀO
CAI
I. Sự hình thành và phát triển
Năm 1955 Chi sở Hải quan Lao Kay thuộc Sở Hải quan
Trung ương, tiền thân của Hải quan Lào Cai ngày nay được thành lập. Năm 1975 tỉnh
Hoàng Liên Sơn được thành lập, Chi cục Hải quan Lào Cai được đổi tên thành Chi
cục HQ Hoàng Liên Sơn; năm 1979, khi khi
chiến tranh biên giới xảy ra, các hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Hải quan tại
các cửa khẩu trên biên giới phía Bắc tạm thời ngừng hoạt động; năm 1982 Chi cục
Hải quan tỉnh Hoàng Liên Sơn bị giải thể. Đến năm 1987, Đội kiểm soát Hoàng
Liên Sơn trực thuộc Tổng cục Hải quan được thành lập làm tiền đề cho việc thành
lập Hải quan Hoàng Liên Sơn. Năm 1989 Tổng cục Hải quan đã thành lập Hải quan tỉnh
Hoàng Liên Sơn trực thuộc Tổng cục Hải quan. Năm 1991, tỉnh Lào Cai được tái lập,
Tổng cục Hải quan đã đổi tên Hải quan Hoàng Liên Sơn thành Cục Hải quan tỉnh
Lào Cai trực thuộc Tổng cục Hải quan.
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy:
Hiện nay Cục Hải quan tỉnh Lào Cai (viết tắt là Cục Hải
quan) có 11 đơn vị thuộc và trực thuộc, trong đó: 05 đơn vị thuộc Cục gồm:
Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra, Phòng Nghiệp vụ, Phòng Tài vụ - Quản trị,
Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm và Văn phòng Cục; 06 đơn vị trực thuộc Cục
gồm: Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai, Chi cục HQ ga đường sắt quốc tế Lào
Cai, Chi cục HQ Bát Xát, Chi cục HQ cửa khẩu Mường Khương, Chi cục Kiểm tra sau
thông quan và Đội Kiểm soát Hải quan.
B. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH
LÀO CAI
I. Chức
năng
Cục Hải quan là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan,
có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về Hải
quanvàtổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật
có liên quan trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo quy định của pháp luật. Cục Hải
quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước
theo quy định của pháp luật.
II. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện
các quy định của Nhà nước về hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan,
gồm:
a) Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận
tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các địa bàn hoạt động hải quan và các địa
điểm khác theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ
quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;
c) Áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để
phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống
ma túy và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và địa
bàn hoạt động được giao theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản
thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
đ) Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối với doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật về hải quan;
g) Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
h)Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và các phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Hải
quan, Đội kiểm soát hải quan và tương đương thuộc và trực thuộc Cục trong việc
tổ chức, triển khai nhiệm vụ được giao.
3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách,
pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật.
4. Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các
vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp
luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực
thuộc và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp
luật.
5. Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các
quy định của nhà nước về hải quan đố với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa.
6. Tổ chức nghiên cứu, tiếp nhận và triển khai ứng dụng
tiến bộ khoa học, công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào các họat
động của Cục.
7. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức
hữu quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao.
8. Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính
sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn.
9. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế hải quan theo
quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan.
10. Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động
của Cục Hải quan;thực hiện báo cáo theo quy định.
11.Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức,
người lao động của Cục Hải quan theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp quản
lý cán bộ của Bộ Tài chính.
12. Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất,
phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí họat động của Cục Hải quan theo đúng
quy định của pháp luật.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
C.CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CỤC
HẢI QUAN TỈNH LÀO CAI
I. CÁC CHI CỤC HẢI QUAN
1. Chức năng
Chi cục Hải quan là đơn trực thuộc Cục Hải quan có chức
năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hoá qua biên giới theo quy định của pháp luật.
Chi cục Hải quan có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con
dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Chi cục Hải quan thực hiện các nhiệm vụ, quyền
hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên
quan và các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
2.1.Thực hiện thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra,
giám sát hải quan đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh,
tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập, gia công, đầu tư, chế xuất, hàng hóa vận
chuyển chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan và phương tiện vận tải xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh, trung chuyển tại các địa bàn hoạt động hải quan và các địa
điểm khác được giao theo quy định của pháp luật.
2.2. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải
quan để để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, ma túy qua
biên giới; phòng, chống gian lận thương mại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và địa bàn hoạt động được giao theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện
công tác phòng, chống buân lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài
phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật.
2.3. Thực hiện thu thuế và các khoản thu khác theo
quy định của pháp luật đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thực hiện việc miễn
thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, ấn định thuế, gia hạn, theo dõi,
thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế theo quy định của pháp luật.
2.4. Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp
vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
2.5. Thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
2.6. Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối với doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật
2.7. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải
quan theo quy định của pháp luật.
2.8. Tổ chức thực hiện công tác kiểm định và kiểm tra
chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo phân công và theo quy định của
pháp luật.
2.9. Thực hiện cập nhật, thu thập, phân tích thông
tin nghiệp vụ hải quan theo quy định của Cục Hải quan và Tổng cục Hải quan.
2.10. Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Chi cục hải quan.
2.11. Thực hiện việc lập biên bản, ra quyết định tạm
giữ người theo thủ tục hành chính, tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính về hải quan và xử lý vi phạm hành chính về Hải quan; giải quyết
khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và giải quyết tố cáo; tổ chức
tiến hành một số hoạt động điều tra theo thẩm quyền Chi cục Hải quan được pháp
luật quy định.
2.12. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết
định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2.13. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ
chức có liên quan trên địa bàn hoạt động hải quan để thực hiện nhiệm vụ được
giao.
2.14. Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền những vấn đề
cần sửa đổi, bổ ung về chính sách quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, các quy định, quy trình thủ tục hải quan và những
vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Hải quan.
2.15. Kiểm tra, giám sát trên Hệ thống thông tin nghiệp
vụ hải quan việc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ hải quan của công
chức hải quan thuộc Chi cục Hải quan để kịp thời phát hiện, xử lý đối với hành
vi tiêu cực hoặc thực hiện chưa đúng quy định, quy trình của công chức theo quy
định.
2.16. Thường xuyên theo dõi, thu thập, phân tích, so
sánh, đánh giá thông tin, số liệu trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan và
các nguồn thông tin khác để nhận định những phát sinh, thay đổi bất thường trên
địa bàn Chi cục Hải quan trong việc thực hiện công tác quản lý rủi ro để kịp thời
phát hiện, xử lý, đề xuất Cục trưởng các biện pháp xử lý phù hợp theo quy định
đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn kiopj thời các hành vi vi phạm pháp luật hải quan
của các tổ chức và cá nhân có liên quan.
2.17. Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện
chính sách, pháp luật về Hải quan cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất nhập
khẩu trên địa bàn.
2.18. Tổ chức triển khai thực hiện việc ứng dụng tiến
bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của
chi cục hải quan.
2.19. Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan theo phân
cấp hoặc ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.
2.20. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
II. CHI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
1. Chức năng:Chi cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị trực thuộc
Cục Hải quan có chức năng giúp Cục trưởngCục Hải quan trong việc quản lý, chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kiểm tra sau thông quan; trực tiếp thực hiện
kiểm tra sau thông quan và quản lý doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp
luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Chi cục Kiểm tra sau thông quan có tư cách pháp nhân,
có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Chi cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có
liên quan và những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau:
2.1. Xây dựng, trình Cục trưởng chương trình, kế hoạch,
biện pháp tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định,
quy trình, quy chế, hướng dẫn thuộc lĩnh vực công tác kiểm tra sau thông quan.
2.2.Tham mưu, giúp Cục trưởng trong việc chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục triển khai thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật, quy chế, quy trình thuộc lĩnh vực công tác kiểm tra sau
thông quan theo quy điịnh.
2.3. Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin để
phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.
2.4. Giúp Cục trưởng trong việc quyết định kiểm tra
sau thông quan, xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan theo quy định.
2.5. Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan và quản
lý doanh nghiệp ưu tiên theo quy điịnh của pháp luật.
2.6. Thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính và
giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của
pháp luật; tham mưu cho Cục trưởng trong việc xử lý vi phạm hành chính, giải
quyết khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính (phát hiện trong quá trình
kiểm tra sau thông quan) thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục trưởng.
2.7. Thực hiện việc ấn định, truy thu, truy hoàn tiền
thuế và các khoản thu khác theo kết luận kiểm tra sau thông quan và quy định của
pháp luật.
2.8. Trực tiếp giao dịch với các tổ chức, cá nhân, tiến
hành các biện pháp nghiệp vụ để xác minh, nắm tình hình, thu thập thông tin, tiếp
nhận tin báo, tố giacs phục vụ cho hoạt động kiểm tra sau thông quan và quản lý
doanh nghiệp ưu tiên.
2.2.9. Giúp Cục trưởng sơ kết, tổng kết, thống kê,
báo cáo đánh giá tình hình và kết quả thực hiện công tác công tác kiểm tra sau
thông quan và quản lý doanh nghiệp ưu tiên của Cục Hải quan.
2.10. Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, kiểm tra
việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và việc cập nhật, xử lý dữ liệu trên
hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan của Chi cục Hải quan theo quy định; kịp
thời báo cáo, đề xuất Cục trưởng các biện pháp quản lý, điều hành và báo cáo Tổng
cục Hải quan bảo đảm yêu cầu quản lý theo quy định.
2.11.Kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ
sung quy định liên quan đến lĩnh vực công tác kiểm tra sau thông quan theo quy
định.
2.12. Đề xuất Cục trưởng Cục Hải quan giải quyết đối
với vướng mắc của tổ chức, cá nhân vượt thẩm quyền giải quyết của các đơn vị
thuộc và trực thuộc về lĩnh vực công tác kiểm tra sau thông quan theo quy định
hoặc đề xuất để báo cáo Tổng cục Hải quan những vấn đề vượt thẩm quyền của Cục
trưởng Cục Hải quan
2.13. Tuyên truyền pháp luật về kiểm tra sau thông
quan và quản lý doanh nghiệp ưu tiên.
2.14. Thực hiện các công việc về cải cách hiện đại
hóa và hợp tác quốc tế trong phạm vi lĩnh vực nghiệp vụ được giao.
2.15. Thực hiện lưu trữ, bảo mật hồ sơ, tài liệu kiểm
tra sau thông quan theo quy định;
2.16.Thực hiện các quy định về quản lý công chức, người
lao động và quản lý tài chính, tài sản, các trang thiết bị của đơn vị theo phân
cấp của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan;
2.17. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
III. ĐỘI
KIỂM SOÁT HẢI QUAN
1. Chức
năng
Đội Kiểm soát Hải quan là đơn vị trực thuộc Cục Hải
quan có chức năng trực tiếp thực hiện kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giớivà tổ chức đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển trái phép
các chất ma tuý và tiền chất qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải
quan do Cục Hải quan quản lý.
Đội Kiểm soát Hải quan có tư cách pháp nhân, có trụ sở,
con dấu và có thể có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của
pháp luật.
2. Nhiệm vụ,
quyền hạn
Đội Kiểm soát Hải quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan
và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:
2.1. Trong địa bàn hoạt động hải quan do Cục Hải
quanquản lý, Đội Kiểm soát Hải quan tiến hành:
a) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cơ bản, tổ chức
nắm tình hình, xây dựng trình Cục trưởng phương án, kế hoạch trọng tâm, trọng
điểm để phòng ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển
trái phép hàng hoá,chống buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy và tiền
chất qua biên giới, các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quanvà tổ chức thực
hiện sau khi được phê duyệt.
b) Tiến hành thu thậpthông tin về buôn lậu, gian lận
thương mại, buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hoá, các chất ma túy và tiền chất
qua biên giới để Cục trưởng chỉ đạo các chi cục hải quan thực hiện kiểm tra,
giám sát hải quan và kiểm soát phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hoá qua cửa khẩu.
c) Tiến hành các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc biện
pháp nghiệp vụ khác nhằm ngăn ngừa, phát hiện, bắt giữ các vụ buôn lậu, gian lận
thương mại, buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hoá, các chất ma túy và tiền chất
qua biên giới theo kế hoạch, phương án được Cục trưởng phê duyệt.
d) Phối hợp với các lực lượng chống buôn lậu trên địa
bàn để thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển
trái phép hàng hoá, các chất ma túy và tiền chất qua biên giới theo chỉ đạo của
Cục trưởng và yêu cầu của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan.
2.2. Ngoài địa bàn hoạt động Hải quan, Đội Kiểm soát
Hải quan phối hợp với các lực lượng chức năng khác trên địa bàn để ngăn ngừa,
phát hiện, điều tra, bắt giữ các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận
chuyển trái phép hàng hóa, các chất ma túy và tiền chất qua biên giới.
2.3. Giúp Cục trưởng Cục Hải quan trong việc chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ phòng, chống ma túy đối với các đơn vị thuộc, trực
thuộc Cục Hải quan.
2.4. Xử lý vi phạm về hải quan theo thẩm quyền được
pháp luật quy định.
2.5. Thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính thuế theo quy định của pháp luật.
2.6. Được trang bị và quản lý, sử dụng các loại
phương tiện nghiệp vụ chuyên dụng, vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của
pháp luật.
2.7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất
theo quy định của ngành về tình hình và kết quả công tác phòng, chống buôn lậu,
vận chuyển trái phép hàng hoá, ma túy và tiền chất qua biên giới.
2.8. Thực hiện các quy định về quản lý cán bộ, công
chức và quản lý tài chính, tài sản, trang thiết bị của Đội Kiểm soát Hải quan
theo phân cấp của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan.
2.9. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao./.